Giới thiệu ngành nghề đào tạo của Khoa Dầu khí

12/08/2015

Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất được thành lập theo quyết định số 1429 ngày 24 tháng 10 năm 1977 của Hiệu trưởng, trên cơ sở tách từ Khoa Địa chất Thăm dò và Địa chất Công trình, với 3 bộ môn: Địa vật lý, Khoan - Khai thác và Địa chất Dầu khí. Để đáp ứng kịp với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp Dầu khí, tiến tới hoàn thiện quy trình đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật từ khâu Thượng nguồn đến khâu Hạ nguồn, Bộ môn Lọc - Hóa dầu đã được thành lập năm 1994. Tiếp sau đó, Bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công trình đã được thành lập năm 2004, trên cơ sở tách ra từ Bộ môn Khoan - Khai thác. Hiện nay, Khoa Dầu khí có 5 bộ môn chuyên ngành: Địa vật lý, Khoan - Khai thác, Địa chất Dầu khí, Lọc - Hóa dầu và Thiết bị Dầu khí & Công trình.

Nike Ambassador VIII 8

 

1. Bộ môn Khoan khai thác:

Tháng 11 năm 1966 cùng với sự ra đời của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Bộ môn Khoan - tiền thân của Bộ môn Khoan- Khai thác được thành lập từ một nhóm cán bộ của Bộ môn Địa chất công trình, thuộc Khoa Mỏ - Địa chất, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nhiệm vụ của Bộ môn trong những năm đầu tiên là đào tạo kỹ sư thuộc chuyên ngành Kỹ thuật thăm dò

Với một chuyên ngành  Khoan thăm dò được đào tạo khi mới thành lập, đến nay Bộ môn đã chính thức đào tạo kỹ sư thuộc ba chuyên ngành: Khoan thăm dò - Khảo sát, Khoan - Khai thác dầu khí (từ năm 1977) và Thiết bị dầu khí (từ năm 1996).

Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Bộ môn Khoan- Khai thác đang tập trung vào các nhiệm vụ sau

- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp cận thành tựu công nghệ mới; thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, gắn liền học tập với thực tế sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc đại học và sau đại học; phấn đấu hoàn thành chương trình bài giảng và giáo trình theo kế hoạch của Nhà trường;

- Tích cực xây dựng các phòng thí nghiệm và bãi thực tập phục vụ đào tạo các chuyên ngành của Bộ môn. Liên kết khai thác tốt các cơ sở thực tập, phòng thí nghiệm của các cơ quan thuộc các lĩnh vực chuyên môn của Bộ môn;

- Tiếp tục quan hệ, mở rộng hợp tác trong công tác đào tạo và NCKH với các Công ty, Viện nghiên cứu, các Trường, các Cơ sở đào tạo trong và ngoài nước nhằm tiếp cận công nghệ mới tiên tiến và nâng cao trình độ chuyên môn của Bộ môn.

2. Bộ môn Địa vật lý:  

Bộ môn Địa vật lý được thành lập ngày 28/12/1966 trên cơ sở một nhóm của Bộ môn Khoáng sản của Khoa Mỏ - Luyện kim, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đến năm 1977, Bộ môn Địa vật lý cùng với Bộ môn Khoan - Khai thác và Bộ môn Địa chất Dầu khí được tập hợp thành Khoa Dầu khí. Bên cạnh việc đào tạo cán bộ phục vụ trong lĩnh vực dầu khí, Bộ môn duy trì và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ trong các lĩnh vực điều tra cơ bản, tìm kiếm thăm dò khoáng sản rắn, tìm kiếm nước ngầm, khảo sát nền móng công trình, nghiên cứu địa chất biển, địa chất môi trường và tai biến địa chất.

Tiếp nối truyền thống của bộ môn, phương hướng nghiên cứu chính của Bộ môn trong thời gian tới như sau: triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo đại học, cao học và nghiên cứu sinh. Nhất là triển khai tốt chương trình đào tạo theo tín chỉ trong giai đoạn mới. Tăng cường hợp tác với các cơ quan ngoài trường trong các công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tăng cường cơ sở vật chất giảng dạy và phòng thí nghiệm.

Hiện nay bộ môn đang đào tạo theo 2 hướng chuyên sâu là “Địa vật lý Dầu khí và Biển”, “Địa vật lý Khoáng sản và Môi trường”. Năm học tới sẽ mở thêm hướng mới là “Vật lý Địa cầu”.

Bên cạnh đó, cán bộ bộ môn chủ trì và tham gia các đề tài nghiên cứu theo những hướng trọng điểm như nghiên cứu biển, môi trường và thảm họa, khí hydrate, địa chất công trình, địa chất thủy văn. Ngoài ra bộ môn còn chú trọng tới việc phối hợp, mở rộng với các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ và điều kiện tiếp cận những công nghệ mới của sản xuất.

3. B môn Địa cht du khí:

Bộ môn Địa chất Dầu khí được thành lập ngày 10 tháng 11 năm 1977. Nhiệm vụ chính của Bộ môn là đào tạo kỹ sư, Thạc sỹ, Tiến sỹ chuyên ngành Địa chất dầu khí. Bộ môn còn tham gia giảng dạy cho các chuyên ngành: Địa vật lý; Khoan - Khai thác dầu khí; Kinh tế quản trị doanh nghiệp dầu khí và các chuyên ngành khác.

Chương trình đào tạo ngành ĐCDK đảm bảo trang bị cho sinh viên những kiến thức, kĩ năng cơ bản và chuyên sâu phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. Cụ thể: Sinh viên tốt nghiệp ngành Địa chất dầu khí có khả năng nhận biết, mô tả các loại khoáng vật, loại đá cơ bản khi khảo sát thực địa và theo dõi địa chất giếng khoan; có khả năng nhận biết và minh giải các yếu tố cơ bản trên các mặt cắt địa chấn và các đường cong carota, đường cong phục hồi áp suất vỉa và các biểu đồ chỉ số sản phẩm.

Sinh viên Địa chất dầu khí có kỹ năng phân tích và xử lý số liệu để vẽ được bản đồ, biểu đồ, mặt cắt tầng chứa từ các nguồn tài liệu khác nhau: tài liệu giếng khoan, bản đồ và mặt cắt địa chất, mặt cắt địa chấn, tài liệu theo dõi khai thác; có kỹ năng phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu khác nhau để lập phương án tìm kiếm, thăm dò; lập báo cáo về cơ sở địa chất giếng khoan và cùng với các kỹ sư khoan để thành lập Thiết đồ địa chất kỹ thuật giếng khoan; lập báo cáo tổng kết giếng khoan; lập báo cáo đánh giá tiềm năng dầu khí và tính trữ lượng dầu khí của các đối tượng nghiên cứu.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên của ngành có kỹ năng phân tích tổng hợp, các nguồn tài liệu khác nhau để xây dựng mô hình địa chất tầng chứa và mô hình các thân sản phẩm phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác và phát triển mỏ dầu khí; sinh viên của ngành cũng có khả năng nghiên cứu, phân tích hiện trạng khai thác của mỏ ở từng giếng và cụm giếng khoan để tìm ra các nguyên nhân địa chất và công nghệ làm suy giảm lưu lượng khai thác dầu và làm tăng lượng nước khai thác, trên cơ sở đó có thể đưa ra các giải pháp gia tăng lưu lượng và nâng cao hệ số thu hồi dầu.

4. Bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công trình:

Bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công trình được thành lập theo quyết định số 115/MĐC-TCCB ngày 12/2/2004.

Nhiệm vụ chủ yếu của Bộ môn là đào tạo bậc đại học và sau đại học chuyên ngành Thiết bị Dầu khí

Để đảm bảo nhiệm vụ đào tạo, Bộ môn đã thành lập các nhóm chuyên môn: Thiết bị Khoan; Thiết bị Khai thác và Xử lý Sản phẩm Khai thác; Công trình cất chứa và vận chuyển dầu khí; Khai thác Kỹ thuật Thiết bị Dầu khí; Công trình Dầu khí.

Kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Thiết bị Dầu khí có thể đảm nhận được các nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, khai thác kỹ thuật, quản lý các thiết bị dùng trong Khoan - Khai thác dầu khí, các thiết bị xử lý sản phẩm khai thác và các công trình vận chuyển, cất chứa dầu khí; có khả năng sử dụng, ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học, tự động hoá và công nghệ vật liệu vào nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí nói chung và ngành thiết bị dầu khí nói riêng.

Hướng nghiên cứu khoa học chính của Bộ môn: Nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ của thiết bị Khoan - Khai thác và công trình dầu khí trong môi trường biển; Nghiên cứu sự làm việc của cột cần khoan và bộ dụng cụ trong khoan  cao tốc, khoan nghiêng định huớng và khoan ngang, khoan với nhiệt độ cao và ánh sang cao, khoan các giếng đường kính nhỏ.

5. Bộ môn Lọc – Hóa dầu:

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp dầu khí của đất nước, đặc biệt là ngành chế biến dầu khí trong tương lai. Tháng 10/1994 Bộ môn Lọc – Hóa dầu được thành lập

Cùng với công tác giảng dạy, Bộ môn không ngừng phấn đấu thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn. Các cán bộ của Bộ môn đã tham gia viết 04 cuốn giáo trình, thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và nhiều đề tài cấp trường. Đã có nhiều công trình công bố trên các tạp chí ngành và tại các hội nghị khoa học.