GIỚI THIỆU
Khai thác thứ cấp bằng gaslift đang được áp dụng rộng rãi ở các giếng dầu vào cuối thời kỳ khai thác, đặc biệt là khu vực có hàmlượng nước cao và lẫn tạp chất cơ học. Hàm lượng nước trong chất lưu khai thác càng tăng lên, lượng dầu khai thác được trên một đơn vị khí gaslift dùng để bơm ép cũng giảm đi đáng kể, đồng thời cần thêm chi phí xử lý nước… ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của mỏ..
Khóa học được phát triển nhằm nâng cao trình độ chuyên môn về thiết kế, lựa chọn chế độ làm việc tối ưu và vận hành các giếng khai thác bằng gaslift trong điều kiện ngập nước cao và thiếu hụt khí nén ở các mỏ dầu khí thềm lục địa ngoài khơi Việt Nam, cũng như phục vụ cho các công tác làm dịch vụ bên ngoài…
Chương trình học được thiết kế cho việc đào tạo nâng cao trình độ cho các kỹ sư công nghệ, đốc công đang làm việc trên các giàn khai thác dầu-khí, các giàn công nghệ, các kỹ sư phòng kỹ thuật sản xuất, các kỹ sư của các phòng thí nghiệm viện nghiên cứu.
AI NÊN THAM DỰ?
Khóa học được thiết kế cho các học viên sau:
- Kỹ sư công nghệ, đốc công, kỹ sư khai thác đang làm việc trên các giàn khai thác dầu-khí.
- Kỹ sư công nghệ đang làm việc tại các phòng ban kỹ thuật sản xuất,
- Các kỹ sư đang làm việc tại viện NCKH và TK,
- Nhà nghiên cứu, quản lý và những người muốn tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật để hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định của họ và cán bộ quan tâm.
NỘI DUNG
1. Giới thiệu phương pháp khai thác dầu bằng khí nén gaslift, tổng quan về hệ thống thiết bị
- Tổng quan về hệ thống khai thác
- Giới thiệu và phân loại về phương pháp gaslift
- Ưu nhược điểm của các loại gaslift
- Các thành phần cơ bản của hệ thống thiết bị gaslift
- Cơ chế hoạt động của van gaslift
2. Phương pháp tính toán, thiết kế gaslift và lựa chọn các chế độ khí tối ưu
- Phương pháp phân tích điểm nút Nodal
- Chỉ số khai thác của giếng và đường IPR
- Động thái dòng chảy trong lòng giếng và đường VFP
- Yếu tố ảnh hưởng đến chế độ làm việc của giếng gaslift
- Thiết lập đường quan hệ lưu lượng dòng với lượng khí gaslift (GLR). Tối ưu theo thời gian
- Tính toán các thông số hoạt động: áp suất, lưu lượng bơm ép,chiều sâu, khoảng cách lắp đặt, đặc tính van v.v…
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm thiết kế gaslift
3. Tính toán và đề xuất chế độ làm việc tối ưu cho giếng khai thác bằng gaslift cho các điều kiện giếng mô phỏng
- Thiết lập mô hình giếng và hệ thống khai thác
- Biện luận và lựa chọn các thông số đầu vào
- Khớp số liệu lịch sử
- Thiết kế và tính toán khai thác gaslift
- Lựa chọn và đề xuất phương án tối ưu
4. Giải pháp công nghệ và kỹ thuật nhằm tối ưu hóa chế độ gaslift tại các giếng có độ ngập nước cao. Đánh giá nguy cơ tạo nhũ tương bền vững với độ nhớt cao và ảnh hưởng tới khai thác gaslift
- Các vấn đề trong khai thác của những giếng có độ ngập nước cao
- Động thái pha của các chất lưu trong lòng giếng
- Tối ưu gaslift cho giếng có độ ngập nước cao
- Mô hình đảm bảo dòng chảy và đánh giá khả năng tạo nhũ tương
- Tối ưu hóa cấu trúc giếng gaslift
- Tối ưu hóa cấu trúc dòng chảy trong giếng gaslift
- Các giải pháp công nghệ và kỹ thuật
5. Đề xuất phương án tối ưu khai thác dầu bằng gaslift trong trường hợp thiếu hụt khí nén. Giải pháp tối ưu hóa nhóm giếng
- Thiết lập mô hình lòng giếng
- Thiết lập mô hình đường ống
- Thiết lập mô hình mạng lưới khai thác
- Tính toán phân bổ lượng khí gaslift và sản lượng khai thác trong điều kiện hạn chế nguồn cung
- Tối ưu hóa nhóm giếng bằng phân bổ khí
- Phân tích và đánh giá các kịch bản, lựa chọn phương án tối ưu
6. Các bài tập ứng dụng lý thuyết và mô hình để tối ưu khai thác dầu bằng gaslift trong điều kiện ngập nước và thiếu hụt khí nén theo các giải pháp và đề xuất
7. Thảo luận các nguyên nhân, khó khăn và cách xử lý các sự cố gặp phải trong quá trình vận hành khai thác và can thiệp các giếng khai thác dầu bằng gaslift
GIẢNG VIÊN
TS. Lê Quang Duyến, Phó trưởng Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ-Địa chất và các chuyên gia giàu kinh nghiệm về lĩnh vực khai thác, tối ưu quản lý mỏ trong ngành dầu khí.
THÔNG TIN VỀ KHÓA HỌC:
- Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh
- Ngày tổ chức: dự kiến trong quý III/2022, 5 ngày
- Chứng nhận: Chứng nhận được cấp cho từng học viên bởi HUMG.
- Số lượng: tối đa 15 học viên.
HỌC PHÍ: 25.000.000 đồng/học viên
(bao gồm: chi phí biên soạn bài giảng, tài liệu, chứng nhận, tea-break và các thuế phí liên quan). Lớp học được tổ chức khi có ít nhất 05 học viên đăng ký, tối đa 15 học viên.
- Trường hợp đơn vị cử 06-07 học viên: giảm giá 3% đơn giá học viên.
- Trường hợp đơn vị cử 08 -10 học viên: giảm 5% đơn giá học viên.
- Trường hợp đơn vị cử từ 11 học viên trở lên: giảm 8% đơn giá học viên.
LIÊN HỆ
Khoa Dầu khí - Trường Đại học Mỏ - Địa chất:
Địa chỉ: Tầng 8 nhà C12 tầng, 18 Phố Viên - Phường Đức Thắng - Q. Bắc Từ Liêm - HN
Điện thoại: (+84-24) 8387569
Email: daukhi@humg.edu.vn
Contact: lequangduyen@humg.edu.vn - Lê Quang Duyến, Tel: +84 982 380 188;